Biệt phủ nằm ở huyện Linh Thạch. Đây vốn là mảnh đất tập hợp nhiều danh lam thắng cảnh nức tiếng ở Trung Quốc. Toàn huyện có 46 di tích văn hóa lịch sử. Trong đó, biệt phủ nhà họ Vương nổi tiếng nhất với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, mang đậm ý nghĩa văn hóa và phần nào phản ánh sự phồn thịnh của một dòng tộc suốt nhiều thế kỷ.
Nằm cách trung tâm huyện Linh Thạch khoảng 12km về phía đông, biệt phủ được đại gia tộc xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Biệt phủ được thiết kế phù hợp phong thủy, đón gió mát mùa hè và chắn gió lạnh mùa đông. Tất cả đều tựa lưng vào núi, cửa chính hướng về phía nam.
Nhìn tổng thể lối kiến trúc, các chuyên gia nhận định đây là công trình đại diện tiêu biểu cho kiểu kiến trúc dân cư thời nhà Thanh. Trên tổng diện tích 250.000m2, các khoảng không gian được tận dụng triệt để với tòa nhà san sát nhau, tạo cảm giác hoành tráng khi nhìn từ trên cao.
Biệt phủ rộng 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc xây hơn 300 năm mới xong (Nguồn: China Discovery).
Tổng thể bố cục gồm 5 làn đường, 6 tòa chính với những khoảng sân thiết kế thông minh, thuận tiện cho việc di chuyển nhưng vẫn tạo nên sự thoáng đãng.
Ở khu phức hợp bên phải có 35 sân lớn nhỏ với hơn 300 gian phòng. Công trình còn nhiều công trình phụ như phòng ăn chung, phòng dệt... Tất cả đều kết nối với nhau bằng khoảng sân chung.
Giới kiến trúc sư Trung Quốc nhận định, cách bố trí của hệ thống sân trong biệt phủ được kế thừa phong cách hình thành từ thời Tây Chu. Với thiết kế này giúp cung cấp đủ không gian để giao tiếp bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo bầu không khí riêng tư phía trong, có sự phân biệt nam nữ, thể hiện quyền uy của gia đình quan lại.
Ở khu vực trung tâm của Vương phủ, những dãy nhà và lối đi được thiết kế đối xứng. Nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy hình chữ Vương (viết theo tiếng Trung), thể hiện tên của dòng họ danh giá.
Bên trong biệt phủ có nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá, gỗ, gạch với các chủ đề từ truyện dân gian, động vật quý hiếm cho tới chim muông.
Gia tộc phồn thịnh qua 2 triều đại
Tổ tiên của nhà họ Vương sống gần Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Sau đó tới năm 1313, Vương Thành Trai đưa cả dòng họ tới đây định cư.
Thời nhà Minh, dòng họ Vương phất lên nhờ kinh doanh buôn bán. Tới nhà Thanh, họ đạt tới độ hưng thịnh. Cháu đời thứ 14 của nhà họ Vương là Vương Khiệm Hòa dưới thời trị vì của Vua Khang Hy (1654-1722) còn nắm bắt được cơ hội hợp tác với triều đình.
Nhà họ Vương dù không tham gia con đường thi cử nhưng có mối quan hệ và nhiều đóng góp với triều đình nên không ít thành viên được đề đạt thăng quan tiến chức.
Thời nhà Thanh suy tàn cũng là lúc dòng họ Vương đi tới những ngày cuối, kết thúc câu chuyện của một gia tộc hưng thịnh nhất nhì Trung Hoa thời đó. Tới khi chiến tranh loạn lạc, gia tộc ly tán, con cháu trong dòng họ phải bán bớt nhà cửa, tài sản để sinh sống.
Đến nay, biệt phủ này được trùng tu và bảo tồn trở thành điểm tham quan hút khách khi tới tỉnh Sơn Tây. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng công trình vẫn phần nào giữ được vẻ hoa lệ của hàng trăm năm trước.
" alt=""/>Biệt phủ 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc, xây hơn 300 năm mới xongHai chị em Nguyễn Khắc Kim Yến (danh ca Bảo Yến) và Nguyễn Khắc Kim Phượng (danh ca Nhã Phương) là con nhà nòi. Họ được bố là một ca sĩ gốc Huế cho tiếp xúc đàn tranh, đàn bầu, sáo, violin và piano từ nhỏ nên sớm dung dưỡng tình yêu âm nhạc.
![]() |
Bảo Yến và Nhã Phương |
Đầu thập niên 1980, showbiz nổi lên cặp song ca chị em Bảo Yến - Nhã Phương ăn khách bậc nhất. Bởi, họ mang âm nhạc đến thay đổi hoàn toàn bầu không khí trầm lắng của thị trường nhạc Việt khi ấy. Sau đêm nhạc Dương Thụ trở thành hiện tượng, hai cái tên Bảo Yến - Nhã Phương trở thành giọng ca không thể thiếu của các sân khấu và đài truyền hình.
Thành công rực rỡ là thế, đường tình duyên của hai chị em danh ca lại không giống nhau. Nổi tiếng không lâu, Bảo Yến đã gặp gỡ và yêu nhạc sĩ Quốc Dũng - khi đó đang làm biên tập và hoà âm phối khí tại Đài truyền hình TP.HCM. Hai người kết hôn năm 1983, nâng đỡ nhau và cùng thăng hoa trong âm nhạc.
Nói Bảo Yến hưởng "quả ngọt" không đồng nghĩa là cuộc hôn nhân ấy không sóng gió, gập ghềnh. Thời trẻ, Quốc Dũng đẹp trai lại đào hoa, dễ rung động. Vì vậy, ông khó lòng không hồi đáp các cô gái bày tỏ tình cảm với mình.
Bảo Yến và Quốc Dũng qua thời gian.
Đối lập với chồng, Bảo Yến lãng mạn, mong muốn một hôn nhân lý tưởng nên hay ghen. Dù vậy, nếu phải chọn giữa Bảo Yến và người tình, Quốc Dũng luôn chọn về nhà với vợ. Cả hai vài lần ly thân rồi lại trở về bên nhau.
![]() |
Cả nhà Bảo Yến hội tụ trong chương trình "Music box". Vợ chồng danh ca vui khi con trai nối nghiệp nghệ thuật. |
Nếu Bảo Yến và Quốc Dũng đã đi cùng nhau đoạn đường hôn nhân gần 40 năm thì danh ca Nhã Phương không gặp may trong tình duyên.
Đầu thập niên 1980, cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập ban nhạc Hi Vọng có nhạc sĩ Quốc Dũng. Họ mời cặp song ca chị em đang hot bấy giờ là Bảo Yến - Nhã Phương. Sáu tháng sau, Bảo Yến và Quốc Dũng tách ban. Lê Hựu Hà và Nhã Phương nảy sinh tình cảm, kết hôn năm 1985.
Danh ca Nhã Phương.
Lê Hựu Hà và Nhã Phương chung sống 23 năm thì ly hôn. Hai người có hai con chung. Nguyên nhân, theo danh ca Bảo Yến và danh ca Thái Châu, do Nhã Phương là ngôi sao hàng đầu, được nhiều người săn đón nên cố nhạc sĩ luôn ghen tuông, không yên tâm về vợ.
Ly hôn được nửa năm, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đột tử tại nhà riêng năm 2003. Vụ việc gây chấn động cả nước thời điểm đó. Bởi, Lê Hựu Hà là nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng, hôn nhân đổ vỡ giữa ông và danh ca Nhã Phương còn chưa kịp lắng xuống.
![]() |
Nhã Phương tái hôn. |
Từ sự ra đi đột ngột của chồng cũ, Nhã Phương chịu nhiều lời đàm tiếu. Nữ danh ca ngày càng hạn chế xuất hiện trên truyền thông. Mãi sau này, bà tái hôn với người đàn ông quốc tịch Mỹ tên David. Năm 2009, bà cùng hai con sang định cư tại tiểu bang Colorado, Mỹ. Từ đó đến nay, khán giả hầu như không còn nghe thấy cái tên Nhã Phương từng ngự trị ở ngôi cao làng nhạc Việt một thời.
Bảo Yến và Nhã Phương song ca 'Thành phố tình yêu'
La Hường
"Sân khấu âm nhạc Việt Nam thập niên 1990 xuống dốc. Khi ấy tôi cũng đã 42 tuổi, cũng mệt mỏi rồi, thấy thế cũng chán nên nghỉ hát luôn", danh ca Bảo Yến nói.
" alt=""/>Hôn nhân trái ngược của hai chị em danh ca Bảo YếnĐọc sách Cuộc đua hạnh phúc của Joo Young Ha, chúng ta bàng hoàng nhận ra khi mạng xã hội biến thành công cụ cho con người thể hiện lòng hiếu thắng thì nó cũng giống như một con rắn độc đang từ từ gặm nhấm trái tim mỗi người.
Từ bao giờ mà cuộc sống của một người, hạnh phúc của một người lại chỉ được nhìn thấy qua một vài tấm ảnh, những dòng status ngắn ngủi trên mạng. Mấy ai biết được đằng sau sự hào nhoáng đó là sự dối lừa, sự e dè và nghi kỵ lẫn nhau. Các bà mẹ trong hội của Oh Yu-Jin đều muốn mình trở thành người phụ nữ được tôn thờ nhất nhưng không ai thực sự cảm nhận cuộc đời bằng bộ mặt thật.
Mạng xã hội chính là chiếc mặt nạ của họ, con người càng rời xa cuộc sống thực thì chiếc mặt nạ càng khó tháo xuống.
Và mục đích đằng sau những bài đăng trên mạng xã hội của các bà mẹ cũng chỉ là để bảo toàn niềm hạnh phúc giả dối mà bản thân đã xây dựng, đúng như tính hiện thực của tác phẩm: Nếu muốn hạnh phúc hơn, chỉ cần phá hủy hạnh phúc của người khác là được. Hóa ra những người hằng ngày khoe khoang về hạnh phúc lại chính là những người không có hạnh phúc nhất, hạnh phúc của họ chỉ là chiếc mặt nạ cứng đờ được phơi bày trước “những ánh mắt dõi nhìn”.
Dĩ nhiên, việc chia sẻ cuộc sống của bản thân lên mạng xã hội không phải điều xấu. Nhưng sẽ rất xấu nếu như chỉ tập trung đánh bóng tên tuổi trên mạng xã hội mà quên đi mất thực tại, quên luôn cả hạnh phúc chân thật đang có.
Mặt khác, tác phẩm cũng cho thấy được sự độc hại của mạng xã hội nếu không được sử dụng đúng cách, độc giả biết đến một thuật ngữ quen thuộc hơn: bạo lực mạng. Nếu nhìn vào bài đăng trên mạng xã hội của các bà mẹ trong Cuộc đua hạnh phúc, ta sẽ thấy đâu đó có những bình luận mỉa mai, đàm tiếu thiếu tế nhị, quá đáng...
Có thể nói, dù dung lượng không quá dài (hơn 300 trang) nhưng Cuộc đua hạnh phúclà cuốn sách vừa đủ cho ai muốn bước vào và chứng kiến sự tác động của mạng xã hội đến con người. Đồng thời tính nhân văn trong tác phẩm cũng là một điểm sáng, luôn có cách để tô màu mối quan hệ giữa người với người trong cuộc đời thực, trao nhau chân thật nhận lại chân tình. Và bất kể ai cũng có thể đọc cuốn sách này để có thể tự rút ra cho bản thân bài học quý giá.
Tác giả Joo Young Ha bắt đầu sự nghiệp cầm bút sau khi giành giải thưởng lớn trong cuộc thi sáng tác tiểu thuyết kỳ ảo trên mạng Dasan với tác phẩm đầu tay Nấc thang thời gian. Bà cũng là người đoạt giải thưởng từ cuộc thi sáng tác truyện do CJ ENM và Kakao Page tổ chức.
Tiểu thuyết Cuộc đua hạnh phúcxuất bản năm 2020 tại Hàn Quốc. Đây là tác phẩm được hội đồng giám khảo đánh giá cao trong cuộc thi sáng tác truyện K-Thriller. Đến năm 2023, câu chuyện chuyển thể thành phim truyền hình, hiện bộ phim được phát sóng trực tuyến trên nền tảng kênh ENA tại Hàn Quốc.
Trần Hồng Linh Chi